Bảo mẫu là gì?
Trước hết, chúng ta cần phải đi tìm hiểu những thông tin cơ bản về nghề bảo mẫu. Đây được coi là một nghề nghiệp cần thiết trong xã hội. Ngành nghề này sẽ bao gồm những cá nhân (thường sẽ là những người trẻ và nữ giới) chăm sóc các trẻ cấp mẫu giáo hay là cấp mầm non để từ đó có thể nhận được mức lương hay mức thù lao xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra theo đúng như đã thỏa thuận.
Bên cạnh đó, không chỉ bao gồm những giáo viên mầm non, bảo mẫu còn có thể là những người được các bậc phụ huynh hay gia đình nào đó thuê để trông giữ, chăm sóc con cái của họ. Vì lý do cha mẹ của những đứa trẻ này hiện không thể dành thời gian để chăm sóc, dạy dỗ con cái của mình nên họ sẽ có nhu cầu tìm kiếm cũng như thuê những người bảo mẫu dày dặn kinh nghiệm cho con của họ.
Phẩm chất của nghề bảo mẫu
Nếu bạn muốn trở thành giáo viên mầm non tốt, bạn cần có tình yêu với trẻ em cũng như có cái nhìn logic trong tổ chức mọi công việc một cách khoa học
Kĩ năng của nghề bảo mẫu
Để trở thành người bảo mẫu tốt, bạn cần rèn luyện các kỹ như:
- Bạn cần kiên trì và kiên nhẫn vì trẻ con thường rất hiếu động
- Bạn cần có kỹ năng giao tiếp, nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết với việc.
- Kỹ năng chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
- Kỹ năng nắm bắt tâm lý trẻ em để có thể gần gũi hơn và giúp bé giải quyết các vấn đề cần xử lý.
- Kỹ năng tổ chức các chương trình giáo dục cho trẻ nhỏ để đảm bảo các em có môi trường sinh hoạt, vui chơi lành mạnh.
- Kỹ năng quản lý, chăm sóc và dạy dỗ nhiều bé cùng lúc để đảm bảo nguồn tài chính cho trường học và sự phát triển của các bé.
Nghiệp vụ bảo mẫu cần có
Kiến thức về chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ nhỏ mầm non:
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe, các cơ hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn,…
- Biết một số bệnh thường gặp ở trẻ để có biện pháp phòng ngừa
- Vệ sinh cá nhân cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ nhỏ
Nắm bắt được tâm lý và giáo dục trẻ nhỏ:
- Nắm được kiến thức phân tích đặc điểm tâm sinh lý trẻ em trong các giai đoạn
- Lắng nghe chia sẻ của trẻ, trở nên gần gũi với trẻ
Tổ chức việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non:
- Đã học kiến thức cơ bản liên quan đến chương trình mầm non
- Biết tổ chức hoạt động vui chơi cho các nhóm tuổi
- Lập kế hoạch hoạt động mỗi ngày, mỗi tuần
Tổ chức các cơ sở giáo dục:
- Có kiến thức về trẻ mầm non
- Có đủ nhân lực, quản trị, tài chính, hợp tác với gia đình trẻ
- Quản lý theo nhóm, theo lớp
Thực hành ở tại các cơ sở giáo dục mầm non:
- Nắm được nội dung đã thực tập ở cơ sở
- Thực hành theo kế hoạch của trường
- Viết báo cáo kết quả thực tập ở cơ sở

